Hotline:0915 962 086
Pepsi khởi động chiến dịch chuyển động số “Better with Pepsi”

21 tháng 05, 2021

Pepsi khởi động chiến dịch chuyển động số “Better with Pepsi”

Trong ngành FMCG, PepsiCo luôn được đánh giá là cái tên tiêu biểu cho sự sáng tạo. Khi thực hiện bất cứ một chiến dịch truyền thông nào, công ty cũng đặt mục tiêu phải làm sao để thật nổi bật và mang thông điệp ý nghĩa lồng ghép vào từng câu chuyện.

Để làm được điều đó, công ty phải định vị tốt thương hiệu và sản phẩm của mình trên thị trường. Từ đó, góp phần giúp các chiến dịch quảng cáo sẽ trở nên ấn tượng hơn. Cụ thể khi nhắc đến chiến lược marketing của Pepsi, sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu được đánh giá là rất nhanh và hiệu quả. Nhờ vậy, các sản phẩm truyền thông luôn tạo cảm giác thu hút và mới mẻ.

Mục tiêu các chiến lược marketing của Pepsi

Là một trong những thương hiệu thành công chuyển hóa từ việc bán sản phẩm sang bán phong cách sống, PepsiCo luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu nâng cao sự trẻ trung, năng động của thương hiệu. Có thể thấy, các chiến dịch truyền thông của công ty đều khéo léo tận dụng tối đa sức mạnh của hình ảnh và sự tiếp cận thông qua thị giác để nhanh chóng “chiếm lĩnh” cảm xúc và tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Pepsi, chiến lược marketing của Pepsi
Chiến lược marketing của Pepsi chú trọng cảm xúc và hình ảnh mới mẻ

Trong quá khứ, các chiến lược marketing của Pepsi chủ yếu nhấn mạnh thông điệp: Sẻ chia khoảnh khắc, sự năng động của tuổi trẻ và điều mới mẻ của tương lai. Những năm đầu thập kỷ 80, công ty này đã đi đầu tận dụng influencer marketing. Cụ thể là CEO Roger Enrico đã có một quyết định táo bạo, kết hợp với ông hoàng nhạc Pop - Michael Jackson, để mang đến một quảng cáo TVC có giai điệu vui tươi, nhộn nhịp. Đây là bước tiến vượt bậc khi lựa chọn hình ảnh đại diện cho gu âm nhạc và phong cách sống của thế hệ trẻ thời bấy giờ. Theo sau sự thành công đó, thương hiệu nước giải khát này cũng hợp tác với các minh tinh như Beyonce, Britney Spears, Pink,... chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng influencer và yếu tố âm nhạc, hình ảnh để thu hút khách hàng mục tiêu, dù lúc bấy giờ, cách thức marketing này vẫn chưa phổ biến.

Pepsi, chiến lược marketing của Pepsi
Pepsi thành công với chiến dịch “Mang tết về nhà”

Hiện nay, khi công nghệ kỹ thuật số đang phát triển không ngừng, chiến lược marketing của Pepsi đã chuyển hướng sang tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số. Kể từ khi mạng xã hội trở thành xu hướng, công ty đã bắt đầu kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới trên nền tảng này. Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện theo thời gian thực, điều này đã giúp sự kết nối với công chúng diễn ra nhanh hơn. Ví dụ như chiến dịch về tình cảm gia đình “Mang Tết về nhà” đã được lan truyền rộng rãi. Đây là điển hình cho hành động chuyển mình nhanh chóng của công ty và chiến lược tận dụng “mê lực” của hình ảnh và cảm xúc.  Từ đó, thương hiệu được nhiều người nhắc đến hơn, tạo sự gắn bó với khách hàng và xây dựng được lòng trung thành về lâu về dài.

Các yếu tố tạo nên thành công của Pepsi

Có thể nói, thành công của Pepsi là kết quả của sự tinh tế. Thương hiệu không ngừng bắt nhịp thay đổi cùng công nghệ và lối sống để tạo nên những chiến dịch quảng cáo phù hợp và ấn tượng.

Đầu tiên, không thể phủ nhận PepsiCo đã làm rất tốt công việc định vị thương hiệu và sản phẩm của mình trên thị trường. Công ty khẳng định thức uống giải khát của mình là hiện thân cho năng lượng trẻ. Từ đó các chiến dịch truyền thông luôn được chăm chút từng yếu tố tươi trẻ, mới lạ từ việc lựa chọn hình ảnh đại diện cho đến thông điệp quảng cáo.

Pepsi, chiến lược marketing của Pepsi
Blackpink được chọn làm đại diện cho sự trẻ trung, năng động của thương hiệu

Ngoài ra, công ty còn biết cách đầu tư vào các kênh phù hợp. Trước đó, thương hiệu này chú trọng vào hoạt động tiếp thị để phát triển và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, từ năm 2019, công ty đã tăng ngân sách tiếp thị và quảng cáo toàn cầu lên đến 12%. Cụ thể, các hoạt động này đều liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật số. Không chỉ còn là quảng cáo truyền hình, công ty tạo mạng lưới kết nối đến toàn cầu bằng chiến dịch trên mạng xã hội.

Chiến dịch Better with Pepsi - Trải nghiệm nhà hàng ảo

Không dừng lại ở việc chọn người mẫu đại diện, nhãn hàng tiếp tục cho ra mắt trải nghiệm nhắm vào cảm xúc và thị giác của công chúng. Chiến dịch Better with Pepsi quảng cáo danh mục sản phẩm mới thông qua nhà hàng ảo Pep’s Place. Khách hàng có thể tìm thấy nhà hàng này trên website PepsPlaceRestaurant.com và các ứng dụng đặt đồ ăn như DoorDash và GrubHub. Đây là lần đầu tiên dịch vụ giao đồ ăn và thức uống được thương hiệu cung cấp cùng lúc với nhau.

Pepsi, chiến lược marketing của Pepsi
Chiến dịch Better with Pepsi khởi động với nhà hàng ảo Pep’s Place

Để làm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, PepsiCo đã trình làng 7 đoạn video chỉ vỏn vẹn 16 giây mô phỏng quá trình thưởng thức bữa ăn theo phong cách ASMR. Không giống với các quảng cáo ăn uống khác là quay cận cảnh món ăn, nhãn hàng lại tập trung tôn vinh tình yêu dành cho các loại thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, sườn nướng, cánh gà cay giòn rụm và xúc xích,... Nhưng muốn bữa ăn ngon miệng cần phải có một lon nước giải khát từ PepsiCo.

Ngoài ra, Pep’s Place còn khẳng định sẽ tạo nên trải nghiệm mới “ưu tiên đồ uống”. Thay vì khách hàng đặt thức ăn trước và chọn đồ uống đi kèm sau thì với mô hình nhà hàng ảo này, khách hàng sẽ trải nghiệm dịch vụ “ngược”. Chỉ khi chọn xong đồ uống yêu thích thì những món ăn có sẵn sẽ hiển thị để gợi ý cho một bữa ăn hợp khẩu vị. Điều này có nghĩa là Pep’s Place sẽ mang đến một trải nghiệm mới lạ bằng cách đưa đồ uống trở thành ưu tiên, thay vì để đồ ăn là món chính. Đây quả thực là một thông điệp quảng cáo độc đáo!

Pepsi, chiến lược marketing của Pepsi
Trải nghiệm “ngược”: Đặt thức uống Pepsi trước và đồ ăn sau

Chẳng những vậy, chiến dịch lần này còn mang một ý nghĩa nhân văn. Đó là góp phần hỗ trợ cho Uber Eats - dịch vụ giao đồ ăn của Uber, tạo việc làm cho người dân mọi nơi. Vốn dĩ, đây là một trong những công ty tiên phong tư vấn cho các nhà hàng địa phương về cách tăng doanh số bằng việc tận dụng thiết bị nhà bếp có sẵn để chế biến món ăn khác mà ở khu vực đó chưa được phục vụ. Ví dụ như cửa hàng pizza với nồi chiên ngập dầu cũng có thể cung cấp gà rán cho khách hàng trực tuyến nếu trong khu phố không có một cửa hàng gà rán nào. Với sự xuất hiện của nhà hàng ảo Pep’s Place, hoạt động tư vấn của Uber Eats diễn ra thuận lợi hơn và tạo điều kiện giúp tăng doanh thu cho nhiều cửa hàng.

Có thể thấy rằng, sự ra đời của nhà hàng ảo Pep’s Place và chiến dịch ưu tiên đồ uống #BetterwithPepsi đã một lần nữa chứng minh nỗ lực bắt kịp xu hướng kỹ thuật số mới nhất của công ty PepsiCo và sự sẵn sàng tạo nên những trải nghiệm ảo cho khách hàng để làm mới thương hiệu và duy trì sự yêu thích từ khách hàng. Chiến dịch lần này như một lời khẳng định rằng chỉ cần có nước giải khát của Pepsico, món ăn nào cũng sẽ trở thành món “tủ” của bạn.

Tags: chiến dịch PR của Pepsi, chiến dịch Pepsi Refresh, điểm mạnh điểm yếu của Pepsi, hàng Pepsi, cuộc chiến marketing Pepsi và Coca, chiến dịch truyền thông của Pepsi 2020

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
0915 962 086

Gọi ngay
zalo