Hotline:0915 962 086
Giải mã chiến lược Marketing của Spotify

17 tháng 09, 2021

Giải mã chiến lược Marketing của Spotify

Cùng Phuong Nam Digital giải mã bí mật thành công từ chiến lược Marketing của Spotify.

“Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, hãy mở Spotify lên và tận hưởng những bản nhạc yêu thích của mình”. Chỉ cách 3 năm kể từ màn chào sân vào năm 2018, Spotify đã đạt được những thành tựu ấn tượng tại thị trường Việt Nam. Điều gì đã thay đổi thói quen của những người nghe nhạc trực tuyến và biến họ thành những tín đồ đăng ký trung thành với thương hiệu? Hãy cùng Phuong Nam Digital giải mã sức hấp dẫn từ chiến lược Marketing của Spotify

Giới thiệu chiến lược Marketing của Spotify

Ứng dụng Spotify là gì?

Là dịch vụ trình phát trực tuyến hàng đầu trên thế giới hiện nay, ứng dụng Spotify giúp bạn kết nối với thư viện khổng lồ về hàng triệu bài hát, podcast và video kỹ thuật số của những người sáng tạo nội dung từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ngoài việc hỗ trợ trên ứng dụng ở cả hai nền tảng iOS và Android, Spotify còn cho phép người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi với phiên bản Web.
 

Đáng ngạc nhiên là ứng dụng Spotify vẫn cho phép người dùng sử dụng hầu hết các chức năng cơ bản như phát nhạc hoàn toàn miễn phí. Có thể nói đây là điểm nóng thu hút cài đặt ứng dụng ngay khi nó vừa được ra mắt, người dùng được “nghe nhạc chất lượng cao” mà không gặp bất kỳ rủi ro nào. Tại Việt Nam, thói quen sử dụng “nhạc lậu” vẫn đang là một vấn đề mà bất kỳ ông lớn âm nhạc nào cũng phải đau đầu. Vậy nên với phiên bản Freemium, Spotify tạo cơ hội cho người dùng trải nghiệm ứng dụng có bản quyền nhưng miễn phí trước, sau đó dần thuyết phục họ chuyển sang sử dụng bản trả phí khi đã đủ điều kiện kinh tế và nhận thức. 

 

chien_luoc_marketing_cua_spotify

Ứng dụng Spotify là gì?

Chiến lược Marketing của Spotify

Trước năm 2012, Spotify vẫn chỉ là một tân binh trong lĩnh vực trình phát nội dung trực tuyến. Bằng việc cung cấp dịch vụ miễn phí, Spotify từng bị nhiều nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng chỉ trích là kẻ phá hoại và không được hoan nghênh trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng giờ đây, cuộc chơi đã thay đổi, với hơn 345 triệu người dùng và 155 triệu người đăng ký. Spotify đã vượt mặt các ứng dụng phát trực tuyến lớn như Apple Music, Amazon Music, Google Play, Youtube Music và các nền tảng khác, để chiếm thị phần cao nhất 32-34%.


Sự phát triển mạnh mẽ này là kết quả từ chiến lược Marketing của Spotify, không chỉ đơn thuần là chạy theo xu hướng mới nhất mà chính Spotify cũng đã tạo ra những xu hướng để quảng bá chính mình. Một điều khác biệt nữa giúp Spotify thành công đó là khả năng thực hiện phân khúc mục tiêu chính xác và hiệu quả trong các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của mình. 
 

Sự khác biệt trong chiến lược Marketing của Spotify

Dịch vụ Spotify Premium

Ngoài phiên bản sử dụng miễn phí Freemium, Spotify còn cho ra mắt phiên bản dịch vụ cao cấp của mình, Spotify Premium. Cho phép người dùng trải nghiệm hàng loạt những ưu đãi hấp dẫn với mức giá vô cùng phải chăng. Cùng là Premium nhưng ở Mỹ phiên bản này có giá 9.99$ trong khi đó người tiêu dùng tại Việt Nam chỉ phải trả 59.000VNĐ. 


chien_luoc_marketing_cua_spotify

Dịch vụ Spotify Premium


Cụ thể, Spotify Premium cho phép bạn:

- Không bị quảng cáo làm gián đoạn khi nghe nhạc. Nếu người dùng bản miễn phí sẽ phải làm quen với những đoạn quảng cáo audio cắt ngang bản nhạc với thông điệp “Nghe quảng cáo trong 30 giây để được nghe nhạc liên tục trong 30 phút tiếp theo” hoặc quảng cáo chính phiên bản Premium của nó như “Sử dụng phiên bản Premium để nghe nhạc mà không bị quảng cáo làm phiền”. Vậy thì khi nâng cấp lên Premium, bạn được thoải mái nghe mọi thứ bạn muốn, được “bỏ qua” bài hát và không còn bị xáo trộn trong Playlist.

- Cập nhật những bài hát mới nhất, trong khi bản Freemium bắt buộc người dùng phải chờ 2 tuần để có thể tận hưởng những giai điệu “hot hit”. Thì Premium cho phép bạn nghe nhạc ngay khi bài hát vừa được ra mắt.

- Nghe mọi thứ ngay cả khi không có mạng. Người dùng được lưu trữ nội dung để nghe off mọi lúc mà không cần quan tâm đến Wifi hay 3G.

- Chất lượng âm thanh cũng là một điểm sáng của Spotify, bản Free cho phép chất lượng ở mức 160kbps trong khi bản cao cấp có chất lượng gấp đôi là 320kbps. Một lợi thế cạnh tranh nổi bật về sản phẩm của Spotify, giúp thu hút những tín đồ nghe nhạc sành điệu, sẵn sàng chi trả cho bản cao cấp để được tận hưởng những âm thanh mượt mà nhất.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tiếp thị cá nhân hóa: Spotify Wrapped

Spotify chú trọng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, làm chủ nghệ thuật bán hàng bằng cách sử dụng chính dữ liệu âm nhạc nó đang sở hữu để tiếp thị đến người dùng. Bạn hẳn sẽ nhiều lần cảm thấy ngạc nhiên khi Playlist mà Spotify đề xuất cho bạn lại còn hay hơn cả chính Playlist mà bạn tự tay tạo ra.

Việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa được Spotify thực hiện ngay từ lần đầu tiên bạn cài đặt ứng dụng, bằng việc cho bạn lựa chọn thể loại âm nhạc hoặc các nghệ sĩ quan tâm. Và vào mỗi năm, Spotify Wrapped sẽ báo cáo những gì bạn đã nghe. Thể hiện sở thích, nghệ sĩ yêu thích, số lượng bài hát, thời gian bạn đã dùng cho ứng dụng và kêu gọi mọi người chia sẻ chúng trên các nền tảng mạng xã hội khác với những hashtag như #2020Wrapped, #2019Wrapped. Một chiến lược quảng cáo miễn phí tuyệt vời. 


chien_luoc_marketing_cua_spotify

Chiến lược Marketing của Spotify - Spotify Wrapped

Thiết kế trang web nhắm đến Millennials và Gen Z

Bằng việc nắm bắt đặc điểm tính cách nhân khẩu học, Spotify đã chiếm được trọn tình cảm của khán giả thế hệ Millennials và Gen Z chỉ thông qua thiết kế trang web. Chú ý đến những màu sắc và thông điệp tràn đầy năng lượng và trẻ trung như “Thoải mái gác chân lên”, “Thổi bùng cảm xúc”, “Ta nói nó dzui”.

Thương hiệu cũng ghi được dấu ấn sâu sắc khi tập trung nâng cao trải nghiệm bằng các tính năng ứng dụng thân thiện với người dùng. Tối giản các tùy chọn, đảm bảo thiết kế gọn gàng và điều hướng dễ dàng. Ngay cả phiên bản miễn phí cũng được chăm chút giống như một phiên bản cao cấp. Đây chính là sức hút trong chiến lược Marketing của Spotify, vào lúc đối thủ tích hợp phức tạp hóa các chức năng thì Spotify lựa chọn đơn giản nhưng khác biệt.


chien_luoc_marketing_cua_spotify

Chiến lược Marketing của Spotify - Nhắm đến Millennials và Gen Z

Hợp tác với Influencer/KOLs 

Một điểm đáng nói trong chiến lược Marketing của Spotify đó là chú trọng sự hợp tác với những nghệ sĩ địa phương. Kết nối với Millennials và Gen Z thông qua những đại sứ thương hiệu đến từ đa dạng các lĩnh vực thu hút sự quan tâm. Ứng dụng tùy biến gợi ý nội dung theo từng địa phương để đảm bảo phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người dùng.  

Chẳng hạn như ở Việt Nam, Spotify tạo ra những chiến lược ủng hộ  nghệ sĩ Việt ngay cả khi họ còn mới với công chúng. Xây dựng cơ hội cho nghệ sĩ quảng bá tác phẩm của họ, đảm bảo mỗi lượt nghe trên Spotify đều được trả phí tác quyền cho dù đó là lượt nghe miễn phí hay có phí. Đây chính là tiền đề cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi để cùng hợp tác phát triển lâu dài.


chien_luoc_marketing_cua_spotify

Chiến lược Marketing của Spotify - Hợp tác với Influencer

Spotify đã đánh bại rất nhiều đối thủ để vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành trình phát trực tuyến như hiện nay, đạt được 71 triệu người dùng trả phí trên hơn 60 quốc gia. Từ “kẻ lạc loài” trở thành “người thống trị”, là minh chứng lớn nhất cho sự thành công trong chiến lược Marketing của Spotify.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng ứng dụng cho mô hình kinh doanh của mình. Để cập nhật thêm những chiến lược Marketing độc đáo, đừng quên thường xuyên theo dõi Phuong Nam Digital nhé!

Tags: chiến lược marketing của spotify, số lượng người dùng spotify, mô hình kinh doanh của spotify, chiến dịch EQUAL của spotify, khách hàng mục tiêu của spotify, sự phát triển của spotify, spotify là gì, ứng dụng spotify là gì

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
0915 962 086

Gọi ngay