Hotline:0915 962 086
Chiến lược marketing của Starbucks - Nghệ thuật tâm lý khách hàng

17 tháng 05, 2021

Chiến lược marketing của Starbucks - Nghệ thuật tâm lý khách hàng

Được thành lập từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Starbucks hiện tại đã khẳng định vị trí của bản thân, trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới. Có mặt tại 77 quốc gia trên thế giới, Starbucks phải đối mặt với sự thích nghi trong văn hóa, kinh tế, xã hội của từng nước để thành công. Điều này dẫn đến các chiến lược Marketing của hãng này ngoài sự độc đáo còn phải phù hợp với tập quán của từng nước. Cùng tìm hiểu về chủ đề này dưới đây nha.

Sau 50 năm hoạt động, Starbucks ngày càng phát triển, và có vị trí vững chắc trong lòng khách hàng không chỉ ở Mỹ, Châu  u mà lan tỏa ra khắp thế giới. Tính đến nay, Starbucks đã có hơn 28.000 cửa hàng phân bổ trên toàn cầu. Không vì điều này mà Starbucks ngừng nghỉ mà thay vào đó, thị phần của thương hiệu này luôn được cải thiện qua hàng năm. Để nói về thành công, chắc chắn không thể bỏ qua chiến lược Marketing của Starbucks - độc đáo, khuấy đảo và đằng sau đó là sự tinh tế trong thấu hiểu tâm lý khách hàng. 

chiến lược Marketing của Starbucks
Chiến lược Marketing của Starbucks

Chiến lược Marketing của Starbucks - Marketing truyền miệng


Marketing truyền miệng là hình thức khuyến khích khách hàng nói về sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó xây dựng nên những giá trị, niềm tin và độ nhận diện giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng. Người nghe sẽ đón nhận thông tin về nhãn hàng dưới hình thức lời khuyên, sự chia sẻ chứ không phải là một bài quảng cáo hay chào hàng. Điều này làm tăng độ tin cậy của khách hàng về giá trị mà thương hiệu mang lại,  gia tăng xác suất sử dụng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, truyền miệng cũng mang lại sự rủi ro lớn.  Những khách hàng có trải nghiệm không tốt về sản phẩm, dịch vụ có thể lan truyền cảm xúc tiêu cực của họ đến nhiều người khác, ngăn cản sự tiếp cận của sản phẩm đến người tiêu dùng và ngược lại. Song hành với những hiệu quả mà truyền miệng Marketing mang lại cũng là sự rủi ro vô cùng lớn. Tuy nhiên cách Marketing của Starbucks sẽ làm chúng ta vô cùng ấn tượng. 

1. Mục tiêu Marketing của Starbucks là khuyến khích khách hàng nói về họ

Không sử dụng billboard, không quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Chiến lược Marketing của Starbucks chỉ đơn giản nói lên được insight của khách hàng. 

Nếu đã từng trải nghiệm ở Starbucks, chắc bạn sẽ quen với việc nhân viên sẽ hỏi tên bạn và viết lên cốc. Và bạn thấy rằng tên của mình bị viết sai trên ly. Lúc đó bạn sẽ xử lý chuyện này như thế nào? Nhiều người cho rằng các nhân viên phục vụ có lẽ quá bận rộn để có thể nhớ đúng tên từng người. Nhiều người lại vui vẻ chia sẻ lên các nền tảng xã hội,... đây chính là mục tiêu Marketing của Starbucks nhắm đến. Với số lượng lớn khách hàng chia sẻ câu chuyện của Starbucks với bạn bè, người thân hoặc trên các nền tảng Facebook, Instagram sẽ tạo ra trend, thu hút nhiều người, khiến họ tò mò và mong muốn trải nghiệm, khám phá. Bên cạnh đó, họ đã tạo ra những bài quảng cáo miễn phí cho Starbucks trên các nền tảng xã hội. Hơn ai hết thương hiệu này hiểu rằng việc truyền thông bằng hình thức truyền miệng đơn giản nhưng mức độ phủ sóng của nó là không tưởng. Nhất là khi chính những khách hàng là người chia sẻ một cách tự nhiên, và hiệu quả từ chiến lược này lan rộng ra phạm vi “toàn cầu”.

chiến lược Marketing của Starbucks
Viết tên khách hàng lên cốc Starbuck

2. Kế hoạch Marketing của Starbucks theo lễ hội

Các lễ hội là đề tài sáng tạo muôn thuở nhưng chưa bao giờ hết “hot” của các Marketer và Starbucks cũng không ngoại lệ. Ứng với mỗi ngày lễ, Starbuck thường tung ra những chiếc ly được thiết kế theo chủ đề về ngày lễ đó. Kế hoạch Marketing của Starbucks là sẽ tạo được hiệu ứng truyền thông bằng những chiếc cốc.  

Điển hình ví dụ cho kế hoạch truyền thông này của Starbucks là vào dịp Giáng sinh năm 2020, hãng đã tung ra dòng ly màu đỏ và tạo nên một cơn sốt sưu tầm. Đã có thời gian, hàng loạt người đứng xếp hàng trước các cửa hàng Starbucks để có thể mua chiếc ly này. Việc này cũng tạo ra hiệu ứng vô cùng lớn đối với những người khác, họ liên tục tìm kiếm thông tin về Starbucks, mang lại lượng tiếp cận lớn cho thương hiệu này. 

chiến lược Marketing của Starbucks
Ly được thiết kế bởi Starbucks 

Chiến lược Marketing của Starbucks tại Việt Nam


Không ít những thương hiệu thực phẩm, đồ uống nổi tiếng trên thế giới thất bại ở thị trường Việt Nam vì văn hóa ẩm thực đặc sắc, mức độ cạnh tranh cao ở nước ta và Starbucks cũng không phải là một ngoại lệ trong số đó. Là đất nước có sản lượng xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới, lẽ dĩ nhiên cà phê là loại đồ uống ưa thích ở nước ta. Tuy nhiên, cũng vì thế mà Starbucks phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu cà phê nội địa, những hàng quán cà phê lề đường. Chiến lược Marketing của Starbucks tại Việt Nam sẽ như thế nào khi mà người Việt ưa thích chất cà phê Arabica chứ không phải Robusta mà nhãn hàng này đang bán. 

Đối với người Việt, Starbucks có thể nói là thương hiệu đồ uống cà phê dành cho người đi làm, doanh nhân,... những người có tài chính ổn định và thường đến để đây để làm việc và có xu hướng ít chia sẻ hơn so với những người trẻ tuổi. Chính vì vậy, khi áp dụng lại hình thức viết sai tên khách, Starbucks không nhận lại hiệu quả mong muốn như trước đây. 

Việc định hướng lại chiến lược Marketing của Starbucks là điều cấp thiết mà thương hiệu này đã làm. Tập trung hẳn vào phân khúc khách hàng cao cấp, Starbucks đầu tư vào không gian để có được sự “sang chảnh” hơn các quán khác. Khai thác triệt để văn hóa “Check-in” của giới trẻ Việt Nam. Starbucks lại lần nữa thành công khơi gợi suy nghĩ “thử một lần cho biết của những khách hàng trẻ. Điều này cũng đã tạo nên hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội vô cùng lớn ở thời điểm đó, giúp Starbucks tiến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, Starbucks cũng tiến hành nhiều chiến lược quảng bá thương hiệu khác như: quảng cáo trên mạng xã hội, KOLs, xây dựng hình ảnh thương hiệu hoạt động vì cộng đồng,....

chiến lược Marketing của Starbucks
Xu hướng check-in tại Starbuck của giới trẻ

Tại thời điểm hiện tại, tuy Starbucks đã có mặt tại những thành phố lớn ở nước ta nhưng thị phần vẫn còn bị lép vế so với nhiều đối thủ khác như: Highlands, The Coffee House,... Mong rằng trong thời gian đến, sự khó khăn của thị trường Việt Nam sẽ giúp chiến lược Marketing của Starbucks ngày càng ấn tượng và hiệu quả nhiều hơn nữa. 

Tags: Chiến lược kinh doanh của Starbucks tại Việt Nam, chiến lược sản phẩm của Starbucks, 7P của Starbucks, marketing Starbucks, chiến lược marketing của Starbucks tại Việt Nam, chiến lược định vị thương hiệu của Starbucks, chiến lược phát triển thương hiệu của Starbucks tại Việt Nam, chiến lược truyền thông của Starbucks

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
0915 962 086

Gọi ngay
zalo